TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ

0
1850
TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
Theo thông tin cập nhật mới nhất ngày 03/10/2022, Việt Nam chính thức ghi nhận ca mắc Đậu mùa khỉ đầu tiên. Đây là ca bệnh trở về từ nước ngoài. PHỤ HUYNH HỌC SINH VÀ CÁC CON NÊN LƯU Ý:
1. BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ LÀ GÌ? TẠI SAO BỆNH NÀY ĐƯỢC GỌI LÀ “ĐẬU MÙA KHỈ”?
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus). Virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus trong họ Poxviridae. Chi Orthopoxvirus có khoảng 12 loại virus, bao gồm virus variola (gây bệnh đậu mùa ở người), virus gây bệnh đậu mùa ở bò, virus gây bệnh đậu mùa ở ngựa, virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ… Đây là bệnh lây nhiễm từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền giữa người với người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ:
Trước tiên nguy cơ lây bệnh được xác định có thể là liên quan đến vấn đề giọt bắn ở đường hô hấp. Khi sống chung hay dùng chung đồ với người mắc bệnh đậu mùa khỉ thì con người cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Triệu chứng các ca bệnh ghi nhận đều thấy rằng biểu hiện ban đầu là sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và kiệt sức. Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt phần lớn người bệnh đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 – 3 ngày. Thời kỳ ủ bệnh (thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng) đối với bệnh đậu mùa khỉ thường là 6-13 ngày nhưng có thể từ 5-21 ngày. Bệnh thường kéo dài trong 2- 3 tuần. Mặt là bộ phận đầu tiên xuất hiện và sau đó sẽ lan rộng sang các bộ phận còn lại trên cơ thể. Ban đầu mụn có mủ nước sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó sẽ phát tán và số nốt có thể đến hàng nghìn. Bên trong mỗi nốt mụn chứa đầy dịch được gọi là mủ. Khi điều trị tốt chúng sẽ dần đóng vảy và tiêu biến dần đến khi da trở lại trạng thái bình thường.
3. ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐẬU MÙA CHÚNG TA CẦN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP SAU:
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần tự cách ly Cần tránh tiếp xúc với động vật hoang dại (chết hoặc sống). Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Hãy cùng chung tay bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh nhé!

LEAVE A REPLY