Thầy Văn Như Cương – Người đặt những viên gạch đầu tiên cho giáo dục tư thục

0
5212

(GDVN) – Người vợ tần tảo của thầy Cương rất xúc động trong buổi hội thảo, cả hội trường bỗng trở nên lặng thinh khi cô vừa chia sẻ, giọt nước mắt vừa lăn dài.

Nằm trong chuỗi sự kiện kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Trường Lương Thế Vinh, ngày 1/10, tại Hà Nội, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam và Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Lương Thế Vinh tổ chức hội thảo để tưởng nhớ thầy giáo Văn Như Cương – người thầy vĩ đại của rất nhiều thế hệ học sinh.

Theo quan sát của phóng viên, từ cổng vào, nhiều ảnh tư liệu về thầy đã được treo khắp nơi. Các bức ảnh được trưng bày gắn với triết lý giáo dục của người đặt nền móng cho giáo dục phổ thông tư thục nước nhà.

Tới dự hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục, những người bạn thân thiết và đặc biệt là nhiều thế hệ thầy trò trường Lương Thế Vinh – những người đã có cơ hội được học tập, làm việc cùng thầy giáo Văn Như Cương.

Ngày 1/10, tại Hà Nội, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam và Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Lương Thế Vinh tổ chức hội thảo để tưởng nhớ thầy giáo Văn Như Cương – người thầy vĩ đại của rất nhiều thế hệ học sinh. (Ảnh: Đỗ Thơm)

Mở đầu hội thảo, thay mặt Ban tổ chức, người điều hành Hội thảo, Phó tổng biên tập Báo điện tử Giáo dục Việt Nam – ông Đào Ngọc Tước nhớ lại một câu chuyện của chính bản thân mình, đó là 3 năm trước khi nhận được cuộc điện thoại của Chủ tịch một hệ thống giáo dục tư thục của Đức trước thềm một buổi tọa đàm, vị này đã nói rằng:

“Tôi rất quan tâm đến thị trường giáo dục của Việt Nam, các bạn có nhiều nhà giáo rất đặc biệt như thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Lê Qúy Đôn, thầy Phan Bội Châu… và thầy Văn Như Cương”.

Riêng về thầy Văn Như Cương thì Chủ tịch hệ thống giáo dục tư tục của Đức nhấn mạnh: “Tôi nghĩ, ông Văn Như Cương không chỉ là một người thầy mà các bạn cần nghĩ đến ý tưởng lớn hơn, ông vừa là người thầy vừa là nhà khoa học giáo dục”.

Đó cũng là một phần nguyên nhân để Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cùng hệ thống giáo dục Lương Thế Vinh tổ chức hội thảo này.

Buổi hội thảo có sự xuất hiện đặc biệt của người đã đồng hành, đồng cam cộng khổ cùng thầy Văn Như Cương xây dựng hệ thống giáo dục Lương Thế Vinh đó là cô Đào Kim Oanh – người vợ của thầy Cương.

Người vợ tần tảo của thầy Cương rất xúc động trong buổi hội thảo, cả hội trường bỗng trở nên lặng thinh khi cô vừa chia sẻ, giọt nước mắt vừa lăn dài.

Người vợ tần tảo của thầy Cương rất xúc động trong buổi hội thảo, cả hội trường bỗng trở nên lặng thinh khi cô vừa chia sẻ, giọt nước mắt vừa lăn dài. (Ảnh: Đỗ Thơm)

Cô Oanh gửi lời cảm ơn chân thành tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã dành tâm huyết tổ chức buổi hội thảo nhằm tưởng nhớ tới người thầy thân thiết của nhiều thế hệ học sinh, trọn vẹn cuộc đời thầy cống hiến cho sự nghiệp giáo dục để đưa những điều tốt đẹp nhất tới các em học sinh tư tưởng, triết lý của thầy giúp các em hoàn thiện bản thân để trở thành những người tử tế giúp cho xã hội.

Trong ký ức của hàng chục thế hệ học sinh, hình ảnh thầy Văn Như Cương hiện lên như một ông tiên giữa đời thực, cương nghị, thẳng thắn, nghiêm khắc nhưng đầy bao dung, nhân hậu và đầy lòng vị tha.

Năm 1989, thầy Văn Như Cương là người đặt những viên gạch đầu tiên cho giáo dục ngoài công lập Việt Nam, là người tiên phong mở đường xây dựng hệ thống giáo dục tư thục – nơi đề cao giáo dục dân chủ với tinh thần độc lập và tư duy phản biện, nơi đề cao nhân cách con người hơn kiến thức sách vở, nơi mà học sinh được học làm người tử tế trước khi học để thành công trên đường đời.

Giáo sư Nguyễn Khắc Phi – Nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh trao bức ảnh chụp trên nền chân dung cố Phó giáo sư Văn Như Cương tặng nhà trường (Ảnh: Đỗ Thơm)

Những kỉ niệm về thầy Cương được nhà giáo ưu tú, Giáo sư Nguyễn Khắc Phi – Nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh mang đến hội thảo là những chuỗi ngày gian nan trước khi mở trường Lương Thế Vinh khiến cả hội trường như được dịp nhớ lại hành trình 3 thập niên hình thành và phát triển của ngôi trường này.

Thùy Linh – Đỗ Thơm

LEAVE A REPLY