Chương trình ngoại khóa “Hành trang vào đời”

0
2640

Sau một học kỳ Lương thế Vinh Nam Trung Yên phát động phong trào đọc sách vào thứ 6 hàng tuần, ngày mai thầy cô tổ bộ môn văn và học sinh chúng em trân trọng kính mời thày cô chủ nhiệm, thày cô bộ môn và các bậc phụ huynh đến tham dự buổi ngoại khoá đưa tác phẩm vào đời sống” sách và đời” của chúng em!

Cách đây không lâu tôi đọc được bài này “ Trên chuyến bay đến Thượng Hải, vào giờ ngủ, khoang máy bay đã tắt đèn, tôi phát hiện những người còn thức chơi IPad hầu hết là người châu Á, hơn nữa họ đều đang chơi game hoặc xem phim. Thật ra ngay từ khi ở sân bay quốc tế Frankfurt, tôi thấy phần lớn hành khách người Đức đang yên tĩnh đọc sách hay làm việc, còn đa số khách châu Á đi lại mua sắm hoặc cười nói so sánh giá cả.

Có lần tôi và một người bạn Pháp cùng đợi xe ở trạm tàu hỏa ở Paris, người bạn này hỏi tôi: “Tại sao ở đây, người châu Á như anh đều gọi điện thoại hoặc lướt internet chứ không ai đọc sách thế nhỉ?”. Tôi nhìn quanh, quả thật là như vậy. Mọi người đang nói chuyện điện thoại, đọc tin nhắn, lướt mạng xã hội hoặc chơi game, có vài người đọc ebook nhưng không đáng kể. Họ bận nói chuyện ồn ào hoặc tự tỏ ra bận rộn, điều duy nhất không có là cảm giác thư thái tĩnh lặng…

Theo truyền thông, trung bình mỗi người Trung Quốc chỉ đọc 0,7 quyển sách/năm, Việt Nam 0,8 quyển, Ấn Độ 1,2 quyển, Hàn Quốc là 7 quyển. Chỉ có Nhật Bản là có thể sánh với các nước phương Tây với 40 quyển/năm, riêng người Nga là 55 quyển. Năm 2015, 44,6% người Đức đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tuần. Con số tương tự ở các nước Bắc Âu.

Ở các thành phố và thị trấn lớn nhỏ tại Trung Quốc, loại hình giải trí phổ biến nhất phải kể đến là quán ăn, quán cà phê và tiệm internet. Bất kể trong tiệm net hay phòng vi tính của nhà trường, phần lớn sinh viên lướt mạng xã hội, chat hoặc chơi game. Số học sinh tra cứu tài liệu trên mạng rất ít ỏi. Còn các vị quản lý, ví dụ doanh nghiệp, cả ngày bận rộn ứng phó với các bản kiểm điểm, tiếp khách, ăn uống… Nên tôi hỏi thì họ nói chưa đọc sách kể từ lúc rời ghế nhà trường.

Nguyên nhân không thích đọc sách, thống kê cho thấy có 3 phương diện chính:

– Một là trình độ văn hoá (không phải học vấn) của người dân thấp. Tò mò chuyện người khác nhiều nên luôn cập nhật mạng xã hội và nhu cầu giao tiếp lớn, họ luôn nói nhiều khi gặp nhau, và chat cả ngày không chán.

– Hai là từ nhỏ không được dưỡng thành thói quen tốt trong việc đọc sách. Do gia đình cha mẹ không đọc sách (trừ người không biết chữ và lao động chân tay quá cực khổ). Nên nhớ, tính cách một đứa trẻ hình thành chủ yếu từ gia đình.

– Ba là “giáo dục kiểu thi cử”, khiến cho trẻ nhỏ không có thời gian và tinh lực để đọc các loại sách bên ngoài. Hình thành thói quen học xong có bằng cấp thì ngưng đọc. Đọc nếu có, chỉ để đi thi.

Ở Israel, trung bình mỗi năm người dân đọc 64 quyển. Ngay từ khi trẻ nhỏ bắt đầu biết nhận thức, hầu như mỗi bà mẹ đều nghiêm túc dạy bảo con: “Sách là nơi cất giữ trí tuệ, còn quý hơn tiền bạc, châu báu, và trí tuệ là thứ mà không ai có thể cướp đi được. Làm gì thì làm, con phải đọc sách mới đi ngủ”. Người Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới không có người mù chữ, ngay cả người ăn xin cũng luôn có quyển sách bên cạnh. Trong mắt họ, đọc sách là một phẩm chất tốt để đánh giá con người. Trong ngày Sabbath (ngày lễ nghỉ ngơi), tất cả người Do Thái đều dừng các hoạt động. Các cửa hàng, quán ăn, những khu vui chơi đều phải đóng cửa, các phương tiện giao thông cũng ngừng hoạt động, ngay cả các công ty hàng không đều ngừng bay, người dân chỉ có thể ở nhà nghỉ ngơi hoặc cầu nguyện. Nhưng có một ngoại lệ, tất cả nhà sách, thư viện trên toàn quốc vẫn được mở cửa.

Tri thức chính là tài sản. Một đất nước hay một cá nhân coi trọng việc đọc sách và tích lũy tri thức từ sách đương nhiên sẽ được hậu đãi. Bất luận họ làm ngành nghề gì, người đọc sách nhiều đều có một cách tư duy rất khác và dù không có thành tựu rực rỡ thì họ vẫn một đẳng cấp rất riêng. Có nhiều dân tộc rất giàu nhưng không văn minh. Tương tự nhiều cá nhân rất nhiều tiền nhưng không thể sang được. Chỉ vì họ thiếu chiều sâu của tri thức.

Một vị học giả lớn từng nói: “Lịch sử phát triển tư tưởng của một người chính là lịch sử đọc sách của người đó. Một xã hội sẽ phát triển hay tụt hậu, là dựa vào quốc gia có ai đang đọc sách, đọc những sách gì. Sách không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, nó còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Hãy nhớ: Một dân tộc không đọc sách là một dân tộc không có hy vọng.

Và một người trẻ cũng vậy”.

Và…tôi thấy rằng mình đã đi đúng hướng! Năm vừa qua ngoài việc tạo hứng khởi cho các con đọc sách chúng tôi đã qui định đầu sách bắt buộc các con cần và nên đọc trong 1 năm, tính ra là khoảng 10 đầu sách. So với thống kê về lượng sách trung bình mà người Việt đọc trong 1 năm( 0,8 quyển) thì học sinh chúng tôi đã đọc gấp 10 lần. Sau này ra đời ít nhất các con đã có 3 năm ở trường tạo dựng thói quen đọc sách để trở nên thông thái, để bồi dưỡng tâm hồn, để trí tưởng tượng bay bổng và để cho các con đến với thế giới văn minh nhanh hơn…

Cha mẹ hãy cổ vũ cho các con nhé!

LEAVE A REPLY